10 hãng xe ô tô nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam

 

Trong danh sách 10 thị trường nhập khẩu ô tô lớn nhất của Việt Nam 7 tháng qua, Thái Lan bùng nổ, Trung Quốc sụt giảm mạnh.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, cộng dồn 7 tháng đầu năm, lượng xe nhập khẩu giảm gần 6% xuống còn 60.602 xe, kim ngạch giảm 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn hơn 1,4 tỷ USD.

Đáng chú ý, 7 tháng đầu năm chứng kiến sự tăng mạnh lượng ô tô nhập khẩu từ Thái Lan với 18.837 xe, tăng hơn gấp rưỡi cùng kỳ, trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc có sự tụt giảm mạnh tới hơn một nửa.

Dưới đây là 10 thị trường khẩu nhập khẩu ô tô lớn nhất của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2016:

10. Anh: 562 xe, kim ngạch 31,6 triệu USD

Thị trường Anh đứng vị trí thứ 10 với 562 xe, giảm 20% so với cùng kỳ, tuy nhiên kim ngạch lại tăng 11,7% đạt 31,6 triệu USD.

10-thi-truong-nhap-khau-o-to-lon-nhat-cua-viet-nam-7-thang

Các thương hiệu xe sang như Land Rover, Jaguar cùng sự xuất hiện chính hãng của các thương hiệu xe siêu sang Bentley, Rolls-Royce được cho là những nguyên nhân chính góp phần đưa Anh quay trở lại bảng xếp hạng

9. Nga: 1.045 xe, kim ngạch 61,7 triệu USD

Bảng xếp hạng 7 tháng đầu năm 2016 về nhập khẩu ô tô chứng kiến sự bùng nổ của ô tô nhập khẩu từ Nga, với 1.045 xe, tăng 358% so với cùng kỳ 2015, cùng với đó là kim ngạch cũng đạt con số ấn tượng với 61,7 triệu USD, tăng tới 512%. Sự bùng nổ này có thể đến từ việc Việt Nam hầu như nhập khẩu từ Nga các loại xe tải nặng.

8. Indonesia: 1.374 xe, kim ngạch 17,8 triệu USD

10-thi-truong-nhap-khau-o-to-lon-nhat-cua-viet-nam-7-thang-1

Tụt một bậc so với năm ngoái, Indonesia đứng thứ 8 với 1.374 xe, giảm 13%, trong khi đó kim ngạch tăng 7,6% đạt 17,8 triệu USD so với cùng kỳ. Đây là một trong những thị trường hứa hẹn sẽ bùng nổ trong thời gian tới, khi thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN sẽ giảm về 0% vào năm 2018.

7. Mỹ: 1.559 xe, kim ngạch 57,2 triệu USD

7 tháng đầu năm 2016, ô tô nhập khẩu từ Mỹ giảm cả về số lượng và kim ngạch với mức giảm -15,8% và giá trị -20,9%.

6. Đức: 1.932 xe, kim ngạch 63,6 triệu USD

10-thi-truong-nhap-khau-o-to-lon-nhat-cua-viet-nam-7-thang-2

Đây là một trong 4 thị trường nhập khẩu ô tô của Việt Nam có mức tăng trưởng mạnh với 1.932 xe, tăng 56,9% và giá trị tăng 46,7% so với cùng kỳ 2015. Sự tăng trưởng này nhờ vào các thương hiệu xe sang như Audi, BMW, Mercedes-Benz, Porsche…đang có xu hướng “ăn lên làm ra” tại Việt Nam.

5. Nhật Bản: 5.113 xe, kim ngạch 198 triệu USD

Có nhiều mẫu xe Nhật được nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam, trong đó có các thương hiệu Toyota, Mazda, Nissan… 7 tháng qua, lượng xe nhập từ Nhật Bản đạt 5.113 xe, tăng 47,6% cùng với đó giá trị cũng tăng 38,7% với 198 USD.

4. Trung Quốc: 7.915 xe, kim ngạch 301 triệu USD

Rớt hạng từ vị trí số 1 xuống vị trí thứ 4, ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc giảm hơn một nửa cả về số lượng và kim ngạch lần lượt là 56% và 56,7% so với cùng kỳ. Dù đã giảm tới 56,7% so với cùng kỳ nhưng giá trị nhập khẩu ô tô từ Trung Quốc vào Việt Nam trong 7 tháng chỉ đứng sau Thái Lan, với kim ngạch 301 triệu USD. Điều này là do ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là xe tải nặng và xe đầu kéo.

3. Ấn Độ: 7.932 xe, kim ngạch 55,6 triệu USD

10-thi-truong-nhap-khau-o-to-lon-nhat-cua-viet-nam-7-thang-3

Số lượng ô tô nhập từ Ấn Độ có sự giảm nhẹ xuống 7.932 xe, giảm 7,2%, trong khi đó giá trị không có sự thay đổi nhiều chỉ giảm 1,5% so với cùng kỳ 2015. Ô tô nhập từ Ấn độ chủ yếu là thì Hyundai và trong đó đại đa số là Hyundai i10.

2. Hàn Quốc: 11.497 xe, kim ngạch 187 triệu USD

Thị trường ô tô nhập từ Hàn Quốc giữ nguyên vị trí số 2 với 11.497 xe, giảm 19,2%, cùng với đó giá trị giảm mạnh tới 47,1% so với cùng kỳ.

1. Thái Lan: 18837 xe, kim ngạch 343 triệu USD

10-thi-truong-nhap-khau-o-to-lon-nhat-cua-viet-nam-7-thang-4

Sự bùng nổ của xe bán tải tại Việt Nam là nguyên nhân chính giúp nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ Thái Lan tăng tới 55% về lượng và 73% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Gần như toàn bộ xe bán tải tại Việt Nam hiện nay được nhập khẩu từ Thái Lan do được hưởng mức thuế nhập khẩu hấp dẫn, chỉ 5% và sẽ giảm tiếp về 0% vào năm 2018.

Nguồn: Blogxe