Khô khớp gối là gì? Cách phòng ngừa hiện tượng khô khớp

Hiện tượng cảm giác cứng khớp ở một hoặc cả hai đầu gối, kèm theo khớp gối đau là vấn đề phổ biến không chỉ ở người lớn tuổi. Bệnh khô khớp gối gọi chung cho tình trạng trên. Khớp gối bị khô có nguy cơ bị biến dạng nghiêm trọng và dễ tàn tật nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh, đồng thời có những biện pháp giúp bạn phòng ngừa tình trạng khô khớp gối.

NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI VIẾT

Khô khớp gối là gì? 

Khớp tiết ra quá ít dịch bôi trơn, có âm thanh lạo xạo khi vận động được gọi là hiện tượng khô khớp gối. 

Đối tượng mắc bệnh khô khớp thường là:

  • Người béo phì và ít vận động
  • Người mắc chấn thương ở gối do các nguyên nhân tai nạn lao động hay khi chơi thể thao
  • Người trên 60 tuổi dễ mắc bệnh lý về cơ xương khớp
  • Người uống nhiều rượu bia và hút thuốc lá
  • Người trẻ tuổi không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng 
  • Người lao động nặng thường xuyên, tì đè tạo áp lực lên khớp gối

Nguyên nhân gây tình trạng khô khớp 

Có 3 nguyên nhân gây khô khớp gối chính là 

  • Tổn thương sụn khớp
  • Tổn thương xương dưới sụn
  • Giảm tiết dịch khớp. 

Phương pháp điều trị khô khớp gối 

Tùy theo, nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị khớp gối bị khô. Nếu nguyên nhân là chấn thương nhẹ, mới xảy ra, các phương pháp điều trị tại nhà sau đây có thể giúp bạn giảm đau, cứng khớp cho đến khi vết thương lành, đồng thời hạn chế tình trạng khô khớp về sau:

  • Nghỉ ngơi hợp lý 
  • Chườm lạnh giảm sưng (nếu ít) hoặc chườm nóng (không sưng)
  • Dùng NSAIDs (không kê đơn) nếu triệu chứng còn đau
  • Có thể dùng glucosamine sulfate tinh thể để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho khớp gối. Tác dụng của glucosamine cũng đã được nhiều nghiên cứu và chứng minh giúp giảm các triệu chứng đau nhức (đặc biệt tại khớp gối). Ngoài ra, có thể giảm đau và phục hồi chức năng ở giai đoạn sớm của thoái hóa khớp bằng cách sử dụng glucosamine.
  • Đeo nẹp để ổn định đầu gối nhằm giúp ngăn ngừa chấn thương thêm

Bạn cần đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác đối với các chấn thương nghiêm trọng hơn, kéo dài, cũng như đã xuất hiện tình trạng khô khớp. 

Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các phương pháp như sau:

  • Dùng thuốc giảm đau theo toa như là corticosteroid
  • Dùng thuốc để phục hồi khớp bị tổn thương
  • Tiêm axit hyaluronic nội khớp (thường là vào khớp gối) nhằm cung cấp axit hyaluronic – là một thành phần của dịch khớp và giúp bôi trơn khớp, giảm xóc nhằm hỗ trợ khớp vận động bình thường, giảm ma sát. 
  • Cải thiện chức năng đầu gối, khả năng vận động tổng thể của cả cơ thể bằng cách tập vật lý trị liệu để 

Chế độ ăn cho người khô khớp

Khô khớp gối nên ăn gì? là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Cải thiện tình trạng bệnh thì chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng. Do đó, những thực phẩm dưới đây bạn nên bổ sung vào khẩu phần ăn mỗi ngày nhằm duy trì khớp khỏe:

  • Cá béo: Bạn có thể ăn các loại cá béo như cá mòi, cá hồi, cá tuyết, cá thu, cá trích, …Cá béo có nhiều axit béo omega-3, vitamin D, hai dưỡng chất này đều hỗ trợ kháng viêm mạnh. 
  • Thực phẩm giàu canxi: bổ sung thêm thủy hải sản (tôm, cá biển, cua, sò, ốc…) để giúp hệ xương khớp được khỏe mạnh, dẻo dai. Bạn có thể thay các món ăn từ xương sụn động vật vào chế độ ăn một cách hợp lý. 
  • Rau xanh và hoa quả: Các loại quả mọng như nho, dâu, … hay hạt óc chó, bông cải xanh, gừng,  rau chân vịt, tỏi… giàu chất chống oxy hóa, giúp giảm triệu chứng viêm sưng khớp. Bên cạnh đó, đậu bắp có chứa canxi, axit folic, vitamin K cũng rất tốt cho xương khớp.
  • Các sản phẩm từ sữa: bổ sung canxi cho người bị khô khớp gối nhờ hàm lượng canxi cao trong sữa rất có lợi.

Tìm hiểu thêm: Điều trị thoái hoa khớp gối