Tìm hiểu về các hạng bằng lái xe? Bằng B1,B2,C,D,E lái xe gì?

Có nhiều hạng bằng lái xe khác nhau. Và mỗi hạng bằng xe có những quy định riêng đối với mỗi đối tượng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu hết về các hạng bằng lái xe, hạng bằng này là dành cho xe gì?…Bài viết này BlogXe sẽ cùng các bạn tìm hiểu về các loại bằng lái xe.

Theo Luật Giao thông đường bộ và Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ thì giấy phép lái xe được phân ra những hạng sau đây:

Các loại bằng lái xe
  1. Hạng A1 cấp cho: là hạng lái xe cơ bản thấp nhất trong các bằng lái xe, dùng cho người lái xe để điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3 và người khuyết tật điều khiển xe môtô ba bánh dùng cho người khuyết tật . bằng lái xe b1 không có kỳ hạn.
  2. Hạng A2 cấp cho: người lái xe để điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
  3. Hạng A3 cấp cho: người lái xe để điều khiển xe môtô ba bánh, bao gồm cả xe lam ba bánh, xích lô máy và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
  4. Hạng A4 cấp cho: người lái xe để điều khiển các loại máy kéo có trọng tải đến 1.000kg.
  5. Bằng lái xe hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
    a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
    b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

Giấy phép bằng lái xe B1 số tự động mới được triển khai từ đầu năm 2016, đây lại loại bằng lái được chị em phụ nữ hoặc những người có xe ô tô số tự động ở nhà có xu hướng chọn để học lái xe ô tô bởi ưu điểm dễ & nhanh học lái hơn. Nhưng lại có nhược điểm lớn là sẽ không lái được loại xe ô tô số sàn & không được hành nghề lái xe.

  1. Bằng lái xe hạng B1: cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: 
    a) Ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg; 
    b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg.  Tuy nhiên hiện tại bằng lái xe b1 có một số bất cập không được hành nghề lái xe. Nên đa phần những người học lái xe thường không chọn hình thức này. Mà thay bằng học lái xe ô tô loại bằng cao hơn  đó là bằng lái xe B2.
  2. Bằng lái xe hạng B2 là bằng lái xe  cho ô tô phổ thông và cơ bản nhất cho bất kỳ người học lái xe mới nào. Bằng này cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: 
    a) Ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg; 
    b) các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1. 
    Đây là một mẫu bằng lái xe mới được cấp từ năm 2011. Bằng lái xe b2 là loại bằng lái xe có kỳ hạn. Kỳ hạn là 5 năm.  
  1. Bằng lái xe hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: 
    a) Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng, ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên; 
    b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên; 
    c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2. 
    Bằng lái xe ô tô hạng c là một trong 3 bằng có thể học trực tiếp và thi lấy bằng lái. Với hạng bằng này cũng có kỳ hạn theo quy định. Thời hạn của bằng lái xe hạng c là 3 năm.  
  2. Bằng lái xe hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C. Đối với bằng lái xe từ hạng d trở lên. Người học không thể học trực tiếp để lấy bằng lái hạng này. Mà phải nâng từ hạng thấp hơn có thể là bằng lái xe hạng b2 hoặc c. Với bằng lái xe hạng d người học được yêu cầu phải có trình độ trung học phổ thông trở lên.thời hạn của bằng lái xe hạng d là 3 năm. 10. Bằng lái xe hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: Ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D. Với bằng lái xe hạng e các quy định về yêu cầu cũng như bằng lái xe hạng d.tuy nhiên số năm kinh nghiệm yêu cầu nhiều hơn với bằng hạng d . với việc nâng hạng từ bằng c lên bằng e người học được yêu cầu có số năm kinh nghiệm bằng 5.
  1. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750kg.
  2. Bằng lái xe hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750kg, sơ mi rơ moóc, ôtô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau: a) Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;
    b) Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;
    c) Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;
    d) Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.
  3. Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô khách giường nằm, xe ô tô khách thành phố (sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt) thực hiện theo quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều này. Số chỗ ngồi trên xe được tính theo số chỗ trên xe ô tô khách cùng kiểu loại hoặc xe ô tô có kích thước giới hạn tương đương chỉ bố trí ghế ngồi.

 

Nguồn: Blogxe