Bé bị táo bón – Nguyên nhân và triệu chứng

NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI VIẾT

Tổng quan về chứng táo bón ở bé

Táo bón không phải là bệnh. Nó là một triệu chứng rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Táo bón ở các bé này dễ nhận thấy bằng việc giảm số lần đi đại tiện. Táo bón thường kèm theo cảm giác thấy khó và đau khi đi nặng do phân quá rắn hoặc có kích thước to hơn bình thường. 

Đối với trẻ sơ sinh nếu đi ít hơn 2 lần đại tiện/ngày sẽ được xem là bị táo bón. Với bé còn đang bú mẹ thì dưới 3 lần đại tiện/tuần (trên 2 ngày/lần) được xem là bị táo bón. Với trẻ lớn hơn thì dưới 2 lần đại tiện/tuần (trên 3 ngày /lần). 

Nhìn chung, táo bón tuy không gây nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị sẽ gây ra nhiều hậu quả. Các vấn đề như biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi cọc, đầy hơi, chướng bụng, ăn khó tiêu, nôn trớ,… đều có thể là hậu quả của chứng táo bón. Bên cạnh đó, những chất độc chứa trong phân cần phải được thải ra ngoài mỗi ngày. Nếu các độc tố bị tích lại trong ruột, cơ thể có thể hấp thu chúng trở lại trong máu gây hại cho sức khỏe của bé. Hơn nữa, trẻ còn có nguy cơ bị sa trực tràng do rặn nhiều và phải ngồi lâu, thậm chí chảy máu trực tràng do phân quá rắn gây ra trầy xước bộ phận này.

Biểu hiện của chứng táo bón ở trẻ

Khi bị táo bón, trẻ sẽ có những dấu hiệu thường gặp sau:

  • Cảm thấy đau rát khi đi vệ sinh: một khi phân trở nên cứng, chúng khiến cho hậu môn của trẻ bị trầy xước, thậm chí rách, gây đau và chảy máu khi đi qua. Nguy hiểm hơn nữa là khi trẻ em sợ đau, chúng sẽ cố nhịn đi vệ sinh để không bị đau. Điều này khiến tình trạng táo bón càng trở nên nghiêm trọng hơn ở trẻ.
  • Són phân không có kiểm soát: dịch ruột sẽ ứ lại quanh khối phân cứng khi trẻ bị táo bón, gây ra tắc nghẽn. Một khi dịch ứ quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng són phân lỏng. Nó khiến trẻ bị táo bón nhiều hơn, phân trở nên cứng.
  • Đau bụng quanh rốn, triệu chứng này thậm chí có thể tái đi tái lại nhiều lần.
  • Bé có thể gặp khó khăn khi đi tiểu, tiểu lắt nhắt, đái dầm, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, biếng ăn, chậm tăng cân hoặc suy dinh dưỡng… Các triệu chứng trên có thể là là hậu quả của tình trạng táo bón kéo dài và diễn tiến nặng.

Nguyên nhân bé bị táo bón

  • Nhịn đi vệ sinh là nguyên nhân gây táo bón thường gặp ở trẻ nhỏ. Việc nhịn đi vệ sinh quá lâu làm cho phân trở nên khô và cứng hơn. Điều này gây ra cảm giác đau và rát mỗi lần bé đi nặng.
  • Việc chuyển từ uống sữa mẹ sang ăn các thức ăn dạng đặc một cách đột ngột cũng có thể khiến bé bị táo bón.
  • Táo bón ở trẻ có thể xảy ra khi trẻ không được cung cấp đầy đủ chất xơ. Các loại thức ăn giàu chất xơ mà chúng ta ăn hàng ngày như rau củ, hoa quả tươi,… sẽ kích thích ruột hoạt động tạo ra các nhu động ruột thường xuyên và đều đặn.
  • Những trẻ sống trong gia đình có không khí căng thẳng, ngột ngạt thường có khả năng bị táo bón cao hơn so với trẻ bình thường.
  • Việc sử dụng một số loại thuốc đặc trị như: tiêu chảy, thuốc ho có chứa thành phần codein, thuốc chống động kinh,… có thể tình khiến bé bị táo bón.
  • Các bệnh lý bao gồm: nhược giáp, Hirschsprung, Down, tiểu đường, rối loạn điện giải trong máu, ngộ độc chì mạn tính, chậm phát triển, bại liệt, bệnh lý cột sống,… cũng sẽ làm gia tăng tình trạng táo bón ở trẻ.

Cách phòng ngừa bé bị táo bón

  • Thường xuyên theo dõi việc đi vệ sinh hàng ngày của bé
  • Nhắc nhở trẻ không được nhịn đi ngoài mỗi ngày
  • Xây dựng cho bé chế độ ăn giàu rau xanh, ít các món ngọt
  • Khuyến khích trẻ uống đủ nước
  • Tích cực cho bé tham gia các hoạt động vui chơi, vận động thể chất ngoài trời

Nguồn: normagut